Chứng minh tài chính du học nghề Đức

Khi lựa chọn du học nghề Đức, chắc hẳn không dưới 1 lần bạn nghe tới khái niệm tài khoản phong tỏa hay chứng minh tài chính. Vậy tài khoản phong tỏa du học nghề Đức là gì và số tiền là bao nhiêu? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu 1 cách rõ ràng nhất nhé.

Tài khoản phong tỏa (chứng minh tài chính) du học nghề Đức là gì?

Tài khoảng phong tỏa (TKPT) hay còn gọi là chứng minh tài chính là 1 trong những yêu cầu bắt buộc (nếu có) của đại sứ quán Đức tại Việt Nam.

Tài khoản này được mở ra nhằm mục đích chứng minh học viên khi qua Đức học có đủ khả năng về tài chính để chi trả cho việc ăn, học và sinh hoạt phí trong thời gian học tập tại Đức khi không có nguồn thu hoặc nguồn thu không đủ. Số tiền này sẽ theo quy định của Đại Sứ Quán và có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể. Mỗi chương trình du học nghề khác nhau thì số tiền trong TKPT sẽ khác nhau.

Cách tình tài khoản phong tỏa du học nghề Đức.

Chương trình du học nghề Đức bằng chứng chỉ B1.

Hiện nay, chương trình du học nghề Đức bằng chứng chỉ B1 sẽ có 2 dạng chính bao gồm:

  1. Học viên học tiếng Đức B2 tại Đức trong thời gian 6 tháng trước khi vào học nghề.
  2. Học viên sẽ qua Đức vào thẳng học nghề mà không cần học tiếng Đức B2. Học viên sẽ học tiếng trong quá trình học nghề và sẽ bổ sung bằng tiếng Đức B2 trước khi tốt nghiệp.

1. Chương trình du học nghề Đức qua Đức học tiếng Đức B2 trước khi vào học nghề.

Trong thời gian 6 tháng học tiếng Đức B2, tùy thuộc từng ngành nghề mà bạn có thể nhận được trợ cấp hoặc không nhận được trợ cấp trong thời gian 6 tháng này. Theo quy định của Đại Sứ Quán Đức, mức sinh hoạt phí tối thiểu 1 tháng tại Đức là 938 euro/tháng. Như vậy, số tiền chứng minh tài chính cần có nếu không nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào sẽ là 853×6= 5.112 Euro.

Nếu có nhận được khoản trợ cấp nào đó <853 Euro thì số tiền chứng minh tài chính sẽ là (853- số tiền được trợ cấp)x6 tháng. Còn nếu như khoản trợ cấp hàng tháng >853 euro thì bạn sẽ không cần chứng minh tài chính nữa.

2. Chương trình du học nghề Đức B1 qua Đức vào thẳng học nghề.

Theo quy định của Đại Sứ Quán Đức, học viên cần bổ sung thêm tài khoản phong tỏa nếu như trợ cấp hàng tháng trong quá trình học nghề <938 Euro/tháng và số tiền trong tài khoản phong tỏa sẽ được tính là (938 – số tiền được trợ cấp)x36 tháng. Nếu như trợ cấp hàng tháng bạn nhận được >938 Euro/tháng thì bạn không cần mở tài khoản phong tỏa nữa.

Ví dụ:

TH1: Học viên đi du học nghề điều dưỡng Đức chương trình tập đoàn Hansa.

Số tiền trợ cấp mỗi tháng học viên nhận được sẽ là: Năm 1: 1,130 euro/tháng; năm 2: 1,200 euro/tháng; năm 3: 1,370 euro/tháng. Như vậy, số tiền trợ cấp mỗi tháng học viên nhận được đều >938 euro, học viên không cần mở tài khoản phong tỏa.

TH2: Học viên đi du học nghề nhà hàng khách sạn Đức qua Đức học tiếng B2 trong thời gian 6 tháng.

Số tiền trợ cấp mỗi tháng học viên nhận được sẽ là : Năm 1: 700 euro/tháng; năm 2: 1000 euro/tháng; năm 3: 1,200 euro/tháng. Tuy nhiên, ngoài khoản trợ cấp hàng tháng, sinh viên còn được doanh nghiệp chi trả 1 phần phí thuê nhà và ăn tương đương 250 euro/tháng. Như vậy, tuy số tiền năm 1 không đạt đủ con số 938 euro/tháng nhưng ngoài khoản trợ cấp, học viên còn được chi trả 1 phần phí thuê nhà tương đương 250 euro/tháng và số tiền này + khoản trợ cấp đã đủ đáp ứng con số 938 euro/tháng do đại sứ quán yêu cầu. Do đó, khi mở tài khoản phong tỏa, học viên chỉ cần số tiền cho thời gian 6 tháng học tại Đức tương ứng với xấp xỉ 5,200 Euro/tháng.

Chương trình du học nghề Đức bằng chứng chỉ B2.

Với chương trình này, cách tính số tiền tài khoản phong tỏa sẽ tương đối giống với chương trình du học nghề Đức bằng chứng chỉ B1 qua Đức vào thẳng học nghề. Tuy nhiên, việc học tiếng Đức B2 tại Việt Nam không phải là 1 việc dễ dàng với bất cứ ai.  Việc thi lấy chứng chỉ B1 cũng đòi hỏi sự cố gắng rất lớn từ học viên. Thấu hiểu điều này, hầu hết các chương trình du học nghề của trung tâm ngoại ngữ Đức Nhân Tâm đều chỉ yêu cầu học viên đạt chứng chỉ B1.

Lưu ý: Tài khoản “phong tỏa” tức là số tiền học viên đưa vào tài khoản sẽ được “phong tỏa”. Mỗi tháng học viên sẽ chỉ được rút ra 1 con số nhất định chứ không được 1 lần rút toàn bộ số tiền trong tài khoản.