VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI ĐỨC

Văn hóa ứng xử của người Đức rất lịch sự và tập trung vào tính tự giác, sự hiểu biết và tính cẩn trọng và ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.

1. Hành động và lời nói trực tiếp

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI ĐỨC
Người Đức đánh giá cao những người thẳng thắng

– Người Đức cư xử trực tiếpthẳng thắng. Họ hiểu các cử chỉ và lời nói của bạn theo đúng nghĩa đen dù bạn chỉ có ý lịch sự. 

Ví dụ: nếu một người Đức hỏi bạn có muốn ăn không và bạn trả lời ‘không’ để tránh tỏ ra tham lam. Họ sẽ chấp nhận lời từ chối và không hỏi lại. Điều này có thể khiến một số người nước ngoài rơi vào khó xử khi họ từ chối hoặc phản đối một lời đề nghị có giá trị. Vì vậy, tốt nhất là đưa ra những câu trả lời trung thực thẳng thắn hơn là khiêm tốn vòng vo.

– Đừng ép người Đức làm/ trả lời một vấn đề nếu họ đã làm rồi. Hoặc nếu họ đã từ chối bạn, đừng đưa ra những lời đề nghị họ phải xem xét lại. 

Ví dụ: bạn đã mời họ một loại đồ uống và họ từ chối, đừng khăng khăng muốn họ uống thêm. Mặc dù điều này khiến bạn trông có vẻ hào phóng và nhiệt tình, nhưng lại khiến người Đức cảm thấy khó chịu và áp lực.

2. Riêng tư tuyệt đối

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI ĐỨC
Bạn cần tôn trọng quyền riêng tư của họ

– Người Đức đề cao sự riêng tư cá nhân. Họ thường không mời khách đến thăm nhà một cách thường xuyên. Đặc biệt là không thích người khác tìm hiểu quá sâu về đời tư. Nếu bạn đến thăm nhà không báo trước, họ sẽ rất khó chịu. Hạn chế vào các phòng khác trong nhà trừ khi chủ nhà mời bạn. Khách được yêu cầu tôn trọng sự riêng tư của chủ nhà. Thường các cuộc viếng thăm chỉ trong thời gian ngắn. 

Xem thêm: https://duhocducnhantam.edu.vn/nhung-dieu-bat-lich-su-voi-nguoi-duc/

3. “How are you” là một câu hỏi nghiêm túc

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI ĐỨC
Chỉ cần “Halo!” nếu không muốn kéo dài cuộc trò chuyện

– Có thể bạn đã quen với câu hỏi xã giao “How are you?” khi gặp ai đó ngoài đường. Tuy nhiên với người Đức, bạn sẽ nhận được câu trả lời kéo dài 15-20 phút về cuộc sống riêng tư gần đây của họ. Bạn chỉ nên hỏi câu hỏi này với bạn bè, người thân trong gia đình và những người bạn đã lâu không gặp.

– Người Đức coi việc được hỏi “How are you?” là một câu hỏi nghiêm túc. Vì vậy nếu bạn hỏi điều đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị ngồi xuống và lắng nghe toàn tâm toàn ý câu trả lời. Nói cách khác, đừng hỏi trừ khi bạn thực sự muốn biết. Nếu bạn vô tình gặp ai đó và không muốn mở đầu cuộc trò chuyện dài. Tốt hơn là chỉ cần nói “Hallo! (‘hi’) và tiếp tục đi. 

4. Mọi người luôn nhìn chằm chằm vào bạn

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI ĐỨC
Những ánh nhìn chằm chằm ở Đức là điều bình thường

Người Đức có xu hướng giữ giao tiếp bằng mắt lâu hơn vài giây so với các nền văn hóa khác. Điều này có thể gây khó chịu cho những người không quen nhìn chằm chằm vào ai đó. Nhưng với người Đức, đây chỉ là ánh nhìn bình thường. Tới mức người nước ngoài và du khách đã gán cho nó cái tên “Nhìn chằm chằm kiểu Đức”.

Bạn có thể thấy ánh nhìn này từ người đi bộ trên phố, ngồi trên tàu điện ngầm hay hàng xóm của bạn. Đôi khi bạn nhìn lại cũng không làm họ cảm thấy khó chịu. Hãy làm quen với điều này nếu bạn có ý định sống ở Đức. 

5. Ăn mặc phù hợp nơi công cộng

Hãy mặc đồ lịch sự và gọn gàng khi ra ngoài

Bạn phải ra ngoài hoặc có một chuyến thăm, hãy ăn mặc lịch sự và gọn gàng. Người Đức thích quần áo tối màu và kín đáo. Nếu bạn cởi trần hoặc ăn mặc quá hở hang, bạn có thể sẽ bị đuổi ra khỏi các cửa tiệm, nhà hàng. Cũng không nên mặc đồ bó sát hoặc sặc sỡ ở nơi công cộng. 

Ngoài ra, đây là một số lời khuyên về những gì không nên mặc ở Đức:

  • Quần jean rách hoặc áo hở hang
  • Tất quần vợt bị coi là cấm kỵ ở nhiều công ty
  • Đồ lót nên được giấu bên dưới quần áo và không quá lộ liễu
  • Quần áo có màu sắc kỳ lạ, sặc sỡ
  • Sử dụng quá nhiều phụ kiện
  • Váy không có quần trong

Xem thêm: https://duhocducnhantam.edu.vn/duc-va-viet-nam-co-gi-khac-biet/

>>>>>>>>>>>>>>><<<<<<<<<<<<<<<<

TIẾNG ĐỨC NHÂN TÂM

Số 3 Cù Lao, P.2, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Phone: (028) 221 308 99

Hotline: 0973 56 42 42

Email: info@tiengducnhantam.edu.vn

Website: www.tiengducnhantam.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/tiengducnhantam

Youtube: Tiếng Đức Nhân Tâm