Luật và thủ tục cơ bản mà du học sinh Đức nên biết

Luật và thủ tục cơ bản mà du học sinh Đức nên biết gồm 3 thứ: Visa; Thủ tục đăng ký cư trú; Luật lao động

1.Visa

 

luat co ban du hoc sinh duc nen biet
Bạn cần có visa thì mới sang Đức được

 

Xin visa là một trong những bước quan trọng nhất đối khi bạn muốn sang một nước nào đó. Vậy thì xin visa dễ hay khó? Để trả lời câu hỏi này thì tùy vào hồ sơ của bạn. Nếu bạn đi theo chương trình “Du học nghề tiết kiệm” của Tiếng Đức Nhân Tâm. Bạn sẽ được ký hợp đồng với doanh nghiệp Đức mà không qua trung gian. Ngoài việc có hợp đồng với doanh nghiệp, trung tâm sẽ hỗ trợ bạ trong việc xin visa.

Quy trình thủ tục xin visa du học nghề Đức:

  • Đơn xin học: Bạn cần điền đầy đủ thông tin cá nhân, mục đích học tập và đi theo chương trình học nào
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc có thêm bằng đại học thì càng tốt
  • Bằng B1 tiếng Đức
  • Hồ sơ cá nhân: Hộ chiếu, ảnh chụp mới nhất của bạn, căn cước công dân, chứng nhận nơi sinh…
  • Sổ học bạ
  • Giấy tờ chứng minh tài chính. Nhưng tùy doanh nghiệp thì bạn không cần bạn chứng minh tài chính.

Xem thêm: Xin visa du học nghề có khó không?

2. Thủ tục đăng ký cư trú

luat co ban du hoc sinh duc nen biet
Giấy phép cư trú

 

Đây là danh sách tất cả giấy tờ cần thiết để xin giấy phép cư trú :

  • Mẫu đơn đăng kí  ( Antrag auf Erteilung der Niederlassungserlaubnis )
  • Bằng chứng về bảo hiểm y tế hiện tại và đã đóng  (ít nhất 60 tháng đóng bảo hiểm xã hội)
  • Hộ chiếu có hiệu lực
  • Chứng chỉ kiến ​​thức tiếng Đức được công nhận( tiếng Đức B1)
  • 1 x ảnh sinh trắc học
  • Giấy chứng nhận bằng đại học của Đức
  • Giấy chứng nhận kết hôn  ( đã kết hôn với công dân Đức)
  • Bằng chứng về sự an toàn về tài chính  (sao kê ngân hàng đối với cá nhân có việc làm và tờ khai thuế đối với người tự kinh doanh)
  • Thư từ chủ lao động / hoặc trường đại học của bạn
  • Bằng chứng về chỗ ở và đăng ký  ( Anmeldungsbestätigung )
  • Giấy phép chuyên môn  (chuyên gia lành nghề)

Xem thêm: Xin giấy phép định cư tại Đức

3. Luật lao động

Untitled Design (36)
Luật lao động
  • Giờ làm việc: Luật lao động Đức quy định rằng người lao động không được làm việc quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần trong trường hợp làm việc toàn thời gian. Nếu bạn làm việc bán thời gian, giờ làm việc của bạn sẽ phải tính theo tỷ lệ tương ứng.
  • Mức lương tối thiểu: Tại Đức, có một mức lương tối thiểu được quy định cho các ngành nghề khác nhau.
  • Thời gian nghỉ phép: Các người lao động tại Đức có quyền được nghỉ phép ít nhất là 24 ngày một năm. Nếu bạn làm việc bán thời gian, thời gian nghỉ phép của bạn sẽ phải tính theo tỷ lệ tương ứng.
  • Quyền lợi của người lao động: Người lao động tại Đức có quyền được bảo vệ bởi các quy định về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, và các quyền lợi khác như tiền thưởng, phúc lợi và chế độ nghỉ bệnh.
  • Các điều kiện lao động đặc biệt: Nếu bạn làm việc trong ngành công nghiệp hoặc xây dựng, bạn cần phải tuân thủ các quy định đặc biệt về an toàn lao động và các giấy tờ liên quan đến lao động như thẻ xanh (Green Card).

Xem thêm: Hợp đồng lao động tại Đức

>>>>>>>>>>>>>>><<<<<<<<<<<<<<<< 

TIẾNG ĐỨC NHÂN TÂM

Số 3 Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Phone: (028) 221 308 99

Hotline: 0973 56 42 42

Email: info@tiengducnhantam.edu.vn

Website: www.tiengducnhantam.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/tiengducnhantam

Youtube: Tiếng Đức Nhân Tâm